Y học giới tính

Chúng ta thường có xu hướng bị hấp dẫn bởi người có sự đối lập với mình. Nhưng theo ThS. BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo (Bệnh viện Phụ sản TW), nếu phải thật sự lựa chọn bạn tình lâu dài, sự tương đồng vẫn là yếu tố chiếm ưu thế hơn. Bởi khi đó, con người có thể áp chế một nỗi sợ vô hình mà y học tình dục nữ gọi là nỗi sợ bị từ chối.

su-tuong-dong
Nhiều cặp vợ chồng có sự tương đồng về thể chất lẫn suy nghĩ.

Trước tiên chúng ta cần hiểu được tương quan giữa mối quan hệ tương đồng và khác biệt. Nam châm trái dấu thì hút nhau nên không có gì ngạc nhiên khi chúng ta đôi khi bị thu hút bởi những người khác với mình. Không ít các chàng trai, cô gái “trái tính trái nết” nhưng vẫn thành đôi. Có lẽ sự thú vị ở đối phương hay những nét tính cách đáng ao ước của người đối diện đã tạo nên sự thu hút đó. Bạn là một người nhút nhát, trầm tính nhưng lại bị lôi cuốn bởi sự tự tin, năng động ở nửa kia, do bạn muốn được như người đó, hoặc đơn giản là một hương vị khác lạ luôn có sức hút hơn – BS Phan Chí Thành cho biết.

Lý giải trên góc độ y học tình dục nữ, BS Phan Chí Thành đề cập đến một số nghiên cứu đã chỉ ra sự tương đồng đáng kể giữa những cặp vợ chồng trong thái độ của họ về đức tin, chiến tranh và chính trị. Bên cạnh đó, giữa họ còn có sự tương đồng về sức khỏe thể chất, hoàn cảnh gia đình, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo và trình độ học vấn.

BS Phan-Chi-Thanh
ThS. BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo (Bệnh viện Phụ sản TW).

Xét theo suy nghĩ thông thường, những người có “cùng tần số” thường dễ dàng trao đổi với nhau hơn. Sở thích, quan điểm hay thói quen… tương đồng vừa tạo cảm giác gần gũi, quen thuộc vừa mang đến sự tự tin khi trò chuyện – BS Thành giải thích.

Ngoài ra, các cặp đôi, đang hẹn hò hay đã kết hôn thì thường giống nhau ở sự hấp dẫn về mặt thể chất, và các cặp vợ chồng trẻ thậm chí còn có xu hướng tương đồng về cân nặng. “Giả thuyết tương hợp” – theo cách gọi của các nhà tâm lý học xã hội – mạnh đến mức các quan sát viên có phản ứng tiêu cực khi họ nhận thấy các cặp đôi có độ hấp dẫn không tương xứng nhau.

Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ đáng chú ý – một phụ nữ xinh đẹp và một người đàn ông kém hấp dẫn. Trong trường hợp này, xét theo logic tiến hóa, mọi người cho rằng lý do cho việc ghép đôi “khập khiễng” này là bởi người đàn ông đó thông minh, giàu có hoặc thành công. Điều này hoàn toàn bình thường và phù hợp trong thực tế, bởi không có gì là tuyệt đối và việc thu hút lẫn nhau có thể đến từ nhiều khía cạnh.

noi-so-bi-tu-choi-trong-y-hoc-tinh-duc-nu
Theo y học tình dục nữ, nỗi sợ bị từ chối thúc đẩy việc tìm kiếm mối quan hệ tương đồng.

Vậy tại sao sự chú ý của ta lại lại lỡ “va vào” những điểm tương đồng ở đối phương? Xét theo phương diện sức hấp dẫn thể chất trong y học tình dục nữ, một động lực thúc đẩy việc tìm kiếm một đối tượng có sự tương thích về mặt thể chất chính là nỗi sợ bị từ chối. Chúng ta thường thích chọn những người có “giá trị bạn tình”, hoặc sức hấp dẫn tình dục tương tự với bản thân trên “thị trường ghép đôi”.

Theo đuổi một người có sức hút hơn hẳn mình chẳng khác nào một lời tuyên bố thua cuộc với cả phái nam và phái nữ. Và nếu một người muốn một người khác hấp dẫn hơn chú ý đến họ, thì sẽ luôn có sự đánh đổi đi kèm – chẳng hạn như họ sẽ luôn phải cảnh giác với những kẻ lăm le cướp mất nửa kia của mình. Bị từ chối là điều không ai mong muốn. Tất nhiên là chúng ta luôn hy vọng được người kia đáp lại. Khi ấy, “công tắc bảo vệ” được kích hoạt và con người sẽ lựa chọn phương án an toàn hơn cho mình.

Không phải một mối quan hệ có sự tương đồng lúc nào cũng nhàm chán. Trong nhiều trường hợp, tìm kiếm người phù hợp với bản thân là yếu tố hàng đầu tạo nên sợi dây liên kết bền vững và lâu dài. Và hơn hết, nỗi sợ bị từ chối sẽ không có cơ hội hiện hữu.

Bác sỹ Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng TT Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng