Dinh dưỡng Mẹ Bầu

Việc hiểu loại đồ ăn và thức uống nào cần tránh có thể giúp ích cho sức khoẻ của bạn và tạo sự phát triển an toàn cho em bé. Một số loại đồ ăn có chứa, hoặc có thể chứa, vi khuẩn hoặc các hợp chất mà có nguy cơ làm bạn mắc bệnh hoặc có hại đối với em bé. Mặc dù điều này rất đáng báo động, nhưng vẫn nên nhớ rằng nguy cơ xảy ra vẫn rất nhỏ.

Sức khoẻ và cách vệ sinh

Bạn dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng hơn trong giai đoạn mang thai, vì vậy việc nhận thức rõ những gì bạn đang ăn và uống, và tuân theo một chế độ vệ sinh hợp lí đều là các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Vệ sinh thực phẩm là điều cần làm đầu tiên nếu bạn cẩn thận. Luôn
luôn để ý hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm và lập tức bỏ bất kỳ loại đồ ăn nào có mùi khác lạ hoặc trông đáng nghi ngờ. Hãy rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm, và rửa sạch trái cây, rau củ salad, và các loại rau xanh để loại bỏ bất kỳ dấu vết của bùn đất hay thuốc trừ sâu. Cần hết sức cảnh giác với các loại thịt gia cầm hoặc gia súc sống: sử dụng thớt và dao riêng biệt, sau đó rửa chung với chất tẩy rửa cùng nước thật nóng. Rã đông những loại đồ ăn đông lạnh một cách cẩn thận theo hướng dẫn ở trên nhãn hàng, nếu như bạn dùng lò vi sóng để làm nóng lại thức ăn đã nấu, hãy chắc chắn rằng khi mang ra, đồ ăn phải thật nóng hổi. 

Hãy tránh các loại đồ ăn (được liệt kê dưới đây) có khả năng ẩn chứa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại, hoặc có thể gây ngộ độc thức
ăn; một số loại trà thảo mộc và chất tạo ngọt; thuốc lá; chất kích thích; đồ có cồn; và hạn chế caffeine. Nếu như bạn đã từng uống đồ uống có cồn hoặc hút thuốc trước khi bạn phát hiện mình đang mang thai, đừng vội hoảng sợ, mà hãy dừng thói quen đó ngay. Thai nhi sẽ bắt đầu được bảo vệ bởi nhau thai từ khoảng thời gian 12 tuần, mặc dù nó không thể bảo vệ em bé khỏi mọi bệnh nhiễm trùng và các loại vi khuẩn.

THỨC ĂN CẦN HẠN CHẾ HOẶC TRÁNH

Mặc dù các loại thức ăn này chỉ có tỉ lệ nguy cơ nhỏ là có thể gây hại cho cơ thể của bé, nhưng tốt nhất chúng vẫn cần phải hạn chế hoặc tránh trong giai đoạn mang thai

 

THỨC ĂN BẠN NÊN TRÁNH CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN BẠN CÓ THỂ ĂN
Phô mai Bất kỳ loại phô mai nào chưa tiệt trùng. Các loại phô mai ủ chín từng phần từ ngoài vào (có “vỏ ngoài trắng”), như Camembert và Brie. Các loại phô mai xanh không nấu chín, như Roquefort và Gorgonzola Trong một số trường hợp hi hữu, phô mai có thể chứa nhóm vi khuẩn Listeria. Bệnh Listeriosis (bệnh nhiễm khuẩn Listeria) chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ như cúm bình thường ở bạn, nhưng nó có thể gây hại đến em bé và trong trường hợp nghiêm trọng thậm chí gây ra tổn thương ở não. Phô mai cứng và phô mai xanh cứng (chẳng hạn loại Parmesan, Gouda, Chedda, và Stilton). Phô mai mềm làm từ sữa tiệt trùng – ví dụ như phô mai tươi, phô mai kem, phô mai Mozzarella, Feta, và Ricotta.
Thịt Các loại thịt đỏ sống hoặc nấu chưa chín. Thịt nguội và thịt đóng hộp. Gan và các loại thịt nội tạng khác, và pate gan – chúng chứa hàm lượng vitamin A rất cao. Thịt chưa nấu chín có thể bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh Toxoplasmosis, và thịt nguội có thể chứa vi khuẩn Listeria. Cả hai loại này đều gây hại đến em bé. Hàm lượng vitamin A quá cao có thể gây ra tổn thương khi sinh và gây hại đến gan của em bé Thịt đã được nấu chín đến một nhiệt độ an toàn có thể ăn bình thường. Thịt nguội cũng có thể ăn bình thường, nếu chúng đã được hâm nóng, hoặc đã được nấu chín.
Hải sản Động vật có vỏ không nấu chín. Tránh ăn các loại cá như cá cờ và cá kiếm, vì chúng chứa hàm lượng thuỷ ngân cao Ngộ độc thực phẩm từ việc ăn hải sản có thể khiến bạn khó chịu, nhưng nó lại không có nguy cơ gây hại gì đến sức khoẻ ở em bé của bạn. Hàm lượng thuỷ ngân cao ở trong một số loài cá có thể gây độc cho hệ thần kinh của bé Cá dầu, nhưng chỉ nên ăn một hoặc hai lần một tuần, vì nó có thể chứa nhiều chất độc như PCB và dioxin (vẫn có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt). Động vật có vỏ đã được nấu chín.
Trứng Trứng sống và các sản phẩm trứng sống như sốt mayonnaise và bánh mousse. Trứng chưa nấu chín – chỉ được ăn trứng khi lòng trắng và lòng đỏ đều ở trạng thái rắn lại. Trứng sống có nguy cơ nhỏ có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Nhiễm khuẩn Salmonella không được coi là có hại đối với em bé của bạn, nhưng có thể khiến bạn nôn mửa và ỉa chảy Chọn các loại trứng đã được kiểm định đảm bảo để chứng minh rằng chúng đã được thu thập trong điều kiện vệ sinh nghiêm ngặt.

Bs Phan Chí Thành: Chánh Văn Phòng TT Đào tạo Bệnh viện Phụ sản TW.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng