Tâm sinh lý phụ nữ Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Thời kỳ mãn kinh là khoảng thời gian trong cuộc đời phụ nữ buồng trứng ngừng sản xuất trứng và kết thúc quá trình sinh sản, chấm dứt hoàn toàn kinh nguyệt, trong giai đoạn này lượng estrogen trong cơ thể giảm xuống đáng kể. Thông thường, phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi ngoài 40. Trùng hợp là, bệnh tiểu đường tuýp 2 thường bắt đầu sau 45 tuổi, cùng độ tuổi mà nhiều phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Kiểm soát bệnh tiểu đường trong khi trải qua thời kỳ mãn kinh là một thách thức với hầu hết phụ nữ do những tác động kép mà mỗi bệnh lý tác động đến cơ thể. Cách tốt nhất để phòng tránh và hạn chế nguy cơ là biết được chính xác những gì mà chúng tác động lẫn nhau, cùng 4women Clinic tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

Thời kỳ mãn kinh và bệnh tiểu đường

Trong thời kỳ mãn kinh nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể suy giảm cũng như nồng độ chung của các chất nội tiết khác như DHEA, androgen đều giảm sút, điều này dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố.

Nội tiết tố cơ thể không ổn định gây ra tình trạng ức chế insulin của tụy tạng, khiến cơ thể tiết ra ít insulin hoặc các tế bào không đáp ứng tốt với insulin. Đó chính là lý do khiến phụ nữ giai đoạn mãn kinh là đối tượng rất dễ bị bệnh tiểu đường. 

thoi ky man kinh va benh tieu duong
Thời kỳ mãn kinh và bệnh tiểu đường

Nguy cơ tác động kép tới cơ thể

Đối với những người đã mắc bệnh tiểu đường trước đó, Bệnh tiểu đường có thể làm trầm trọng thêm một số triệu chứng mãn kinh và ngược lại. Ví dụ:

  • Thay đổi lượng đường trong máu. Như đã nói ở trên, những thay đổi về nồng độ hormone trong cơ thể có thể gây ra những biến động về lượng đường trong máu, khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn. Do đó, sẽ có nguy cơ cao hơn gặp các biến chứng tiểu đường.
  • Tăng cân. Tăng cân là một vấn đề phổ biến đối với một số phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh và sau khi mãn kinh, tăng cân làm tăng đề kháng insulin –>và có thể làm tăng nhu cầu sử dụng insulin và hoặc thuốc điều trị tiểu đường
  • Nhiễm trùng. Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và âm đạo, nguy cơ này còn tăng lên trong và sau thời kỳ mãn kinh do lượng estrogen trong cơ thể (hormone điều chỉnh môi trường âm đạo và tiết niệu) giảm xuống, tạo điều kiện lý tưởng hơn cho vi khuẩn và nấm men phát triển.
  • Các vấn đề về giấc ngủ. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm làm tăng những rắc rối gặp phải với giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ. Đổi lại, thiếu ngủ cũng tác động tiêu cực đến việc kiểm soát đường huyết.
  • Các vấn đề tình dục. Bệnh tiểu đường có thể làm các dây thần kinh của các tế bào niêm mạc âm đạo lão hoá và mỏng đi. khiến phụ nữ khó hưng phấn hoặc khó đạt được cực khoái. Vấn đề này thường trầm trọng hơn do khô âm đạo, một triệu chứng phổ biến của thời kỳ mãn kinh, có thể gây đau khi quan hệ tình dục.

Xem thêm: mất ngủ thời kỳ mãn kinh

Các biện pháp kiểm soát và phòng tránh hiệu quả

Tuy các vấn đề mà bệnh tiểu đường thời kỳ mãn kinh gây ra rất nghiêm trọng nhưng có rất nhiều cách để có thể tầm soát và thực hiện các biện pháp điều chỉnh phòng tránh.

  • Thường xuyên đo lượng đường trong máu. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn bình thường vào ban ngày và thỉnh thoảng vào ban đêm, sẽ giúp bạn biết lượng đường trong máu phản ứng như thế nào với các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa và thay đổi tâm trạng do mãn kinh đem lại( lo lắng , mệt mỏi, v.v.). Ghi lại các chỉ số và triệu chứng đường huyết của bạn và cung cấp thông tin này cho bác sĩ để điều chỉnh kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường của bạn khi cần thiết. 
  • Thực hiện lối sống lành mạnh. Ăn nhiều loại trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo. Tập thể dục 30p mỗi ngày. Hạn chế thuốc lá và các chất kích thích vốn không tốt cho cơ thể.
  • Thường xuyên đo huyết áp. Thay đổi về đường huyết và suy giảm hormone thời kỳ tiền mãn kinh đều ảnh hưởng tới tim mạch, làm tăng nguy cơ bệnh tim.. Do đó, cần thực hiện đo huyết áp thường xuyên để tầm soát bệnh tim mạch
  • Điều chỉnh thuốc tiểu đường của bạn. Đối với bệnh nhân tiểu đường thời kỳ mãn kinh, việc thay đổi đường huyết bất thường trong cơ thể cũng cần phải điều chỉnh lượng thuốc điều trị cho phù hợp để có thể cân bằng với lượng đường trong máu
  • Sử dụng Liệu pháp thay thế hormone (HRT) nếu cần thiết. HRT có thể giúp kiểm soát các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm và khô âm đạo. Nghiên cứu phát hiện HRT cũng cải thiện độ nhạy insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Do đó, luôn luôn có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ với phương án kiểm soát nguy cơ này.

Lời kết

Phòng khám 4women Clinic có thể giúp bạn tầm soát, đánh giá các nguy cơ do tiền mãn kinh đem lại tới cơ thể. Do đó, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ của chúng tôi qua số hotline 0948.665.665. Chúng tôi vui lòng phục vụ, tư vấn 24/7.

4women Clinic được thành lập Bác sỹ Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng TT Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám có đội ngũ bác sỹ công tác tại Bệnh viện Phụ sản TW, trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, vô sinh, y học tình dục và cùng hệ thống máy siêu âm Voluson E10 tối tân, giúp chẩn đoán trước sinh chính xác nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng