Bệnh lý phụ khoa

Âm đạo là vùng vô cùng nhạy cảm với phụ nữ. Việc vệ sinh âm đạo nếu không đúng cách có thể gây viêm nhiễm, tổn thương và mắc các bệnh phụ khoa. Vì vậy có nhiều người dù thường xuyên vệ sinh sạch sẽ “cô bé” từ trong ra ngoài, nhưng vẫn bị các bệnh gây khó chịu ở vùng kín. Vậy có nên thụt rửa âm đạo không? Bài viết sẽ giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời.

Nội dung

Thụt rửa âm đạo là gì?

Thụt rửa âm đạo đơn giản là hình thức vệ sinh để làm sạch sâu âm đạo của phụ nữ. Ngoài sử dụng bằng nước sạch, nhiều chị em còn kết hợp làm sạch bằng nước ấm và các dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính axit. Việc vệ sinh này tạo cảm giác sạch sẽ.

Những dung dịch thụt rửa bán ngoài hiệu thuốc và siêu thị có thể chứa kháng sinh và có mùi thơm, thường được đóng trong gói hoặc lọ và có thể xịt vào bên trong.

Có nên thụt rửa âm đạo không?

Theo nghiên cứu, việc thụt rửa âm đạo hoàn toàn không có tác dụng gì mà thậm chí còn có thể gây ra các nhiều tác hại. Vì vậy, không nên làm sạch âm đạo theo cách này. Thực tế âm đạo có thể tự làm sạch một cách tự nhiên. Thông thường chỉ cần làm sạch khu vực bên ngoài là an toàn, và nước ấm có thể là tất cả những gì bạn cần

Nếu xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, có mùi từ âm đạo, thay vì làm sạch như thế nên tới bệnh viện hoặc phòng khám, cơ sở y tế để được khám bởi có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm âm đạo

Âm đạo của bạn thay đổi thế nào sau khi sinh con?

Những tác hại từ việc thụt rửa âm đạo

Viêm âm đạo do vi khuẩn

Thực hiện thường xuyên sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Việc thụt rửa vô tình làm mất các vi khuẩn có lợi, đồng thời đưa những vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào, tạo thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ không thụt rửa ít bị viêm. Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể làm tăng nguy cơ sinh non và lạc nội mạc tử cung.

Viêm tắc vòi trứng, viêm phần phụ

Khi thụt rửa âm đạo sẽ vô tình đẩy vi khâu đi sâu, gây viêm ngược dòng lên cổ tử cung và vòi trứng. Đây là nguyên nhân gây viêm tắc vòi trứng, viêm phần phụ, viêm toàn bộ tiểu khung, gây đau bụng viêm nhiễm.

Xem thêm: viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm vùng chậu

Đây là nhiễm trùng ở tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Theo nghiên cứu, những phụ nữ thụt rửa âm đạo thường xuyên có thể làm tăng 73% nguy cơ bị viêm vùng chậu.

Biến chứng thai kỳ: Những phụ nữ thụt rửa nhiều hơn 1 lần/ 1 tuần có thể khó có thai hơn so với những người không thụt rửa. Thụt rửa có thể làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung lên 76%. Càng thụt rửa nhiều thì nguy cơ thai ngoài tử cung càng cao.

Ung thư cổ tử cung

Âm đạo có mùi là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, cần chú ý đến những mùi bất thường, khó chịu bởi nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, vì vậy khi thấy những dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy, có mùi nặng từ âm đạo thì nên nhanh chóng đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để được khám và điều trị kịp thời nhé!

Lời kết

Trên đây là thông tin chi tiết việc có nên thụt rửa âm đạo hay không. Hy vọng qua bài viết của PK 4women.vip giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức vệ sinh này và biết cách làm sạch đúng cách nhất.

4women Clinic được thành lập Bác sỹ Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng TT Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám có đội ngũ bác sỹ công tác tại Bệnh viện Phụ sản TW, trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, vô sinh, y học tình dục và cùng hệ thống máy siêu âm Voluson E10 tối tân, giúp chẩn đoán trước sinh chính xác nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng