Mẹ Bầu

Thai máy là một trong những yếu tố vô cùng cùng quan trọng đánh giá sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Vậy thai máy như thế nào là tốt? Tham khảo ngay bài viết này để biết câu trả lời nhé!

Nội dung

Thai máy là gì? Hiện tượng thai máy xuất hiện vào thời điểm nào?

Thai máy là những cử động của thai nhi trong suốt quá trình ở trong bụng mẹ như: đạp, đấm, vặn mình, lộn nhào, khuya tay chân… Tuy nhiên thông thường, mẹ bầu chỉ cảm nhận được các cử động của con như đạp, đá lên thành bụng mẹ. 

thai may la gi
Thai máy là gì

Theo các chuyên gia, thai máy bắt đầu từ tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, lúc này bào thai còn quá nhỏ, các cử động còn yếu ớt nên mẹ chưa thể cảm nhận được. Hầu hết mẹ bầu thường cảm nhận rõ nhất cử động của thai nhi ở tuần thứ 16 – 18 của thai kỳ hoặc tuần thứ 20 với mẹ bầu mang thai lần đầu. Ngoài ra, thời điểm cảm nhận ở mỗi bà bầu cũng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nhau thai. Nếu nhau thai bám mặt trước, mẹ bầu sẽ cảm nhận được các chuyển động của thai nhi muộn hơn bình thường.

Khi cảm nhận được thai máy, cảm xúc của mẹ bầu sẽ thay đổi nhiều bởi đó là khi mẹ bầu thực sự cảm nhận rõ ràng nhất về một sinh linh đang sống bên trong bụng mình.

Thai máy như thế nào là khỏe mạnh?

Dấu hiệu thai máy cho thấy thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ như sau

  • Tuần 7 – 8 thai kỳ: Có thể mẹ sẽ chưa cảm nhận rõ rệt những cử động của bé vì giai đoạn này chỉ là những lần thai máy rất nhẹ. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng vì mỗi bé có thời gian biểu và cách vận động riêng.

Xem thêm: thai 13 tuần tuổi

  • Từ tuần thai thứ 18 – 20: các cử động của bé vẫn còn khá nhẹ nhàng, thỉnh thoảng nhói lên một vài lần do bé con của mẹ thay đổi tư thế nằm.
  • Từ tuần thai thứ 20 – 24: những cú đạp của bé lúc này trở nên rõ ràng hơn, chỉ khoảng 10 tuần nữa thôi sẽ đến giai đoạn bé con của mẹ hoạt động tích cực nhất với rất nhiều cú đạp, đá, huých, nhào lộn, vặn người…
  • Từ tuần thai thứ 24 – 28: Bé có những cú nấc lớn đến nỗi mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được. Bé cũng tích cực chuyển động nhiều hơn do chỉ số nước ối lúc này khá cao nên bé có thể dễ dàng di chuyển mà không gây vướng víu gì.
  • Tuần thai thứ 32 – 35: đây là giai đoạn bé “máy” tích cực nhất, mẹ sẽ thường xuyên cảm nhận được các cú đạp mạnh bất kể lúc nào, nhất là vào ban đêm.
  • Tuần thai thứ 36: đến tuần thai này bé sẽ hoạt động ít lại, có thể là do kích thước và cân nặng thai nhi đang đạt chỉ số lớn nhất nên khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn.
  • Tuần thai thứ 36 – 40: lúc này bé con của mẹ đã lớn lắm rồi đấy, bé sẽ không còn đạp, đá hay lộn nhào nhiều như trước mà thay vào đó sẽ là những hoạt động nhẹ nhàng như mút ngón tay, nấc, quơ tay…
Tại sao mẹ bầu nên theo dõi thai máy?

Cách theo dõi thai máy

Mặc dù mỗi thai nhi sẽ có một chu kỳ và đặc điểm thai máy riêng nhưng bao giờ cũng có một giới hạn chung để mẹ dựa vào đó đánh giá được tình trạng sức khỏe của bé.

Do đó, trong hai tháng cuối thai kỳ, mỗi ngày, mẹ hãy dành ra khoảng 30 phút để đếm số lần thai máy theo hướng dẫn sau nhé:

  • Chọn thời điểm đếm thai máy cố định trong ngày, vào lúc bé hoạt động nhiều nhất.
  • Mẹ nằm hoặc ngồi một cách thoải mái, tiếp theo đặt tay lên bụng để cảm nhận được chuyển động của con và bắt đầu đếm. Nếu có hơn 4 lần cử động trong 30 phút thì đó là thai nhi khỏe mạnh.
  • Trong trường hợp, thai máy ít hơn 4 lần, mẹ cần nằm xuống và đếm lại trong vòng 1 tiếng, 2 tiếng và 4 tiếng:
  • Có trên 4 cử động trong 1 tiếng, thai nhi vẫn bình thường
  • Có nhiều hơn 10 cử động trong 4 giờ, chưa có dấu hiệu xấu nhưng mẹ cần tiếp tục kiểm tra 3 lần/ ngày.
  • Có ít hơn 10 chuyển động trong 4 giờ, mẹ nên đến ngay bệnh viện để khám và siêu âm thai vì đó là dấu hiệu cho thấy thai nhi không khỏe mạnh.
  • Nếu quá nhiều, hơn 20 lần/ giờ thì có thể tâm trạng của mẹ đang căng thẳng, ảnh hưởng đến thai. Mẹ cần bình tĩnh và nghỉ ngơi. Sau khi nằm nghỉ, cử động thai nhi vẫn không giảm thì mẹ hãy đi khám ngay nhé.
  • Khi đếm, mẹ phải tuyệt đối chú ý vì có những cử động của bé rất nhẹ chỉ như tiếng gõ nhịp nhàng vào thành bụng. Chứ không phải lúc nào bé đạp mạnh vào thành bụng thì mới tính.

Thai máy như thế nào là bất thường?

Chắc hẳn mẹ bầu rất thích thú và cảm thấy hạnh phúc vì những cú đá, lăn lộn của thai nhi bởi theo mẹ đây là biểu hiện bé đang rất khỏe mạnh. Trong trường hợp thai máy quá nhiều (hơn 20 lần) thường thì có thể là do thai nhi bị thiếu oxy, dây rốn quấn cổ… hay nguyên nhân từ chính bản thân người mẹ đang gặp những vấn đề căng thẳng. Lúc này bà mẹ cần bình tĩnh, nghỉ ngơi, sẽ thấy thai có cử động nhẹ nhàng lại. Nếu thai máy vẫn tăng nhanh, dồn dập, nên đến bệnh viện kiểm tra.

Và nếu bỗng nhiên thai nhi máy ít hơn, nhẹ hơn sẽ khiến các mẹ bầu lo lắng. Tuy nhiên, không phải cứ thai máy giảm là nguy hiểm bởi nó có thể là một hiện tượng hết sức bình thường. Thai không máy có thể là do bé đang ngủ sâu. Càng gần ngày sinh, cử động của thai nhi càng giảm. Trong lúc tỉnh giấc, thai nhi sẽ cử động tối thiểu 3 – 4 lần/giờ. Tuy nhiên, nếu thai máy giảm đột ngột, kéo dài thì mẹ nên đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất.

Nếu mẹ bầu xuất hiện triệu chứng như nôn mửa, không căng ngực hay xuất huyết âm đạo và co thắt tử cung. Cùng với thai không máy, đây là những dấu hiệu thai máy bất thường và báo động sức khỏe thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm.

Cần làm gì khi thai máy bất thường

Thai máy phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe của bé, vì vậy khi thai máy bất thường, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để khám. Khi đến phòng khám hay bệnh viện để kiểm tra, bác sĩ sẽ thực hiện một số trắc nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi bằng cách quan sát và theo dõi biến động tim thai theo cử động của thai. Từ đó chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể như chất đạm có trong thịt, cá tươi, thịt gia cầm, các thực phẩm chế biến từ sữa bò, các loại đậu, ngũ cốc, trái cây, bánh mì; chất đường trong các loại hoa quả; chất béo giúp cho sự phát triển tế bào não và giúp hấp thu các vitamin A, D, E và K hiệu quả hơn… đề phòng những dấu hiệu bất hưởng của thai máy.

Ngoài ra, hãy tạo cho mình tinh thần thật thoải mái, luôn giữ tinh thần hứng khởi để chào đón con yêu thật khỏe mạnh.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp giúp mẹ bầu hiểu hơn về thai máy và về sự phát triển của bé và có cách chăm sóc bé toàn diện nhất. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!

4women Clinic được thành lập Bác sỹ Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng TT Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám có đội ngũ bác sỹ công tác tại Bệnh viện Phụ sản TW, trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, vô sinh, y học tình dục và cùng hệ thống máy siêu âm Voluson E10 tối tân, giúp chẩn đoán trước sinh chính xác nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng