Mẹ Bầu

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ là khoảng thời gian mẹ bầu thường sẽ bị phù chân nhiều nhất. Tử cung cũng ngày càng nặng hơn khi thai nhi đang lớn lên, điều này có thể làm chậm lưu lượng máu từ chân trở về tim. Đây có phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng với mẹ và bé? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây về phù chân khi mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ nhé!

Nội dung

Phù chân trong vào giai đoạn cuối thai kỳ là như thế nào?

Theo thống kê, có khoảng 90% mẹ bầu bị phù chân khi mang thai và biểu hiện rõ ràng nhất là vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Hiện tượng phù chân hay vẫn thường gọi là “xuống máu chân” làm mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu. Bên cạnh đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật, một hội chứng cao huyết áp trong thai kỳ và rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời khi mang thai. 

phu chan trong vao giai doan cuoi thai ky
Phù chân trong vào giai đoạn cuối thai kỳ là như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến phù chân khi mang thai

Theo các bác sĩ sản khoa thì có 3 nguyên nhân chính gây ra phù chân ở bà bầu là do:

Rối loạn nội tiết

Khi mang thai trọng lượng cơ thể của bà bầu có thể tăng từ 9 tới 12kg, thậm chí có người tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân cho các bà bầu khiến bàn chân trở nên phù nề. Ngoài ra, nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể bà bầu sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn và hàm lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali thì lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở nên nặng nề hơn.

Sự cản trở máu trở về tim

Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho máu khó chảy trở về tim.

Những thay đổi trong máu

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50%. Lượng máu bao gồm các dưỡng chất này được dùng để nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguyên nhân gây sưng phù cơ thể của thai phụ.

Việc đi giày dép không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân tác động gây phù nề chân. Ngoài ra nếu cứ đi giày cao và chật nhiều sẽ làm cho thai phụ bị sưng tĩnh mạch và mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi nếu chẳng may bà bầu bị trẹo chân ngã.

Một số nguyên nhân gây phù chân khác ở bà bầu như: Do đứng lâu, chế độ ăn ít kali (Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể), tiêu thụ nhiều caffeine, ăn nhiều natri (muối), làm việc quá sức, thời tiết nóng bức cũng góp phần làm phù nề chân ở mẹ bầu.

Sau khi sinh em bé, sự phù nề sẽ nhanh chóng biến mất khi cơ thể giải phóng đi một lượng lớn chất lỏng. Bạn sẽ thường xuyên đi tiểu và đổ mồ hôi nhiều trong những ngày đầu sau sinh.

Xem thêm: đau bụng dưới khi mang thai

Phù chân khi mang thai ở tháng cuối có phải là dấu hiệu sắp sinh?

Phù chân có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bầu. Tuy nhiên, nó thường xuất hiện vào tháng thứ 9 của thai kỳ mẹ bị phù chân thì đây cũng có thể coi là dấu hiệu báo sắp sinh. Để chắc chắn mẹ sắp sinh thì mẹ bầu cũng nên quan sát cơ thể có những biểu hiện này hay không.

  • Bụng bầu tụt xuống sâu hơn
  • Ra nhiều dịch âm đạo bất thường
  • Xuất hiện các cơn gò bụng dưới với tần suất nhiều hơn
  • Cảm giác xương chậu mở rộng
  • Vỡ ối hoặc ra máu

Mẹ nên theo dõi kỹ những thay đổi của cơ thể và đi khám ngay nếu có những biểu hiện bất thường. Phù chân ở tháng cuối thai kỳ có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như tiền sản giật. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.

Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường như:

  • Sưng đột ngột ở tay, chân, mặt hoặc quanh mắt  
  • Sưng phù nặng hơn  
  • Chóng mặt hoặc mờ mắt  
  • Đau đầu dữ dội     
  • Khó thở

Mẹ bầu nên làm gì khi bị phù chân?

Phù chân có thể gây đau hoặc không, nhưng chắc chắn chúng sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Có một số cách đơn giản để làm giảm bớt các triệu chứng của phù chân thai kỳ như:

  • Giảm tiêu thụ muối: Một cách để giảm phù khi mang thai là giảm lượng muối trong thức ăn, muối là nguyên nhân khiến cơ thể bạn tích nhiều nước hơn, nên tránh sử dụng thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn vì chúng chứa hàm lượng muối cao, sử dụng các loại thảo mộc thơm như hương thảo, là một cách dễ dàng để tăng hương vị vào công thức nấu ăn của bạn mà không cần sử dụng nhiều muối.
  • Tăng lượng kali: Không cung cấp đủ kali cũng có thể khiến phù nề nặng hơn, kali giúp cơ thể cân bằng lượng chất lỏng, bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn như khoai tây, khoai lang (ăn cả vỏ), chuối, rau chân vịt, các loại đậu, nước ép trái cây (mận, lựu, cam, cà rốt, chanh dây), sữa chua, củ cải đường, cá hồi, đậu lăng.
  • Hạn chế sử dụng caffein: Mặc dù thỉnh thoảng sử dụng cafe khi mang thai không có hại nhưng nếu uống quá nhiều có thể khiến tình trạng phù nặng hơn. Caffeine là một chất lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, điều đó khiến cho cơ thể bạn nghĩ rằng nó cần phải giữ chất lỏng nhiều hơn.
  • Uống nhiều nước hơn: Nghe có vẻ kỳ lạ khi uống nhiều nước hơn để chống phù, nhưng điều này thực sự có tác dụng. Nếu cơ thể bạn bị mất nước, nó sẽ giữ nước nhiều hơn bù vào lượng nước bị thiếu. Vì vậy, hãy cố gắng uống ít nhất 10 ly nước mỗi ngày để giúp cho thận thải trừ những chất độc và cơ thể bạn luôn đủ nước.
  • Kê cao chân và nghỉ ngơi hợp lý: mặc dù khi mang thai bạn có hàng trăm việc phải hoàn thành để chào đón em bé ra đời nhưng hãy cố gắng dành thời gian để ngồi và kê chân lên cao bất cứ khi nào có thể. Ngồi quá lâu hay đứng quá lâu đều không tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể. Bạn hãy ngồi và nâng cao chân trong một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt vào cuối ngày, để giúp lưu thông lượng chất lỏng đã dồn vào chân bạn suốt cả ngày.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái: Mặc quần áo chật, đặc biệt là quanh cổ tay, thắt lưng và mắt cá chân, có thể làm cho sưng nặng hơn do máu khó lưu thông. Cố gắng mặc quần áo rộng, thoải mái – hoặc ít nhất là tránh các dây chun chật
  • Mang giày thoải mái: Mang giày thoải mái, vừa vặn là chìa khóa để giảm sưng chân, cũng như ngăn ngừa các vấn đề về hông và lưng có thể phát sinh do khi mang thai trọng tâm của cơ thể thay đổi và trọng lượng của bạn cũng tăng lên. Ngoài việc chân bị sưng, dây chằng trong cơ thể bạn (bao gồm cả bàn chân) thực sự căng ra khi mang thai, do đó bàn chân của bạn có thể thay đổi kích thước.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục trong thai kỳ vì điều này sẽ giúp giảm phù nề. Một số hoạt động được coi là an toàn cho thai phụ như đi bộ, bơi lội, aerobic,…
  • Bơi lội: Không có nghiên cứu chứng minh rằng áp lực nước làm giảm sưng khi mang thai, nhưng nhiều phụ nữ cảm thấy giảm bớt sưng phù khi họ dành thời gian trong hồ bơi. Hãy thử đứng hoặc bơi trong hồ bơi có độ sâu gần đến cổ của bạn. Ít nhất, bạn sẽ cảm thấy nhẹ hơn, mát hơn và cảm giác thư giãn. Bạn cũng có thể thấy rằng bàn chân và chân của bạn ít bị sưng hơn.
  • Mát xa: Massage giúp lưu thông các chất lỏng có xu hướng tích tụ trong bàn chân của bạn, từ đó sẽ làm giảm sưng.
  • Ngủ nghiêng về bên trái khi có thể giúp cải thiện lưu lượng máu, làm giảm sưng bàn chân. Nằm nghiêng về bên trái làm giảm áp lực tử cung của bạn lên khỏi tĩnh mạch chủ dưới, đó là mạch máu lớn đưa máu về tim.

Lời kết

Trên đây là thông tin chi tiết về tình trạng phù chân khi mang thai ở những tháng cuối. Hy vọng mẹ bầu nắm được thông tin chi tiết về hiện tượng phù chân và giải pháp phù hợp nhất. 

4women Clinic được thành lập Bác sỹ Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng TT Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám có đội ngũ bác sỹ công tác tại Bệnh viện Phụ sản TW, trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, vô sinh, y học tình dục và cùng hệ thống máy siêu âm Voluson E10 tối tân, giúp chẩn đoán trước sinh chính xác nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng