Mẹ Bầu

Được làm mẹ là thiên chức vô cùng thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ khi biết tin mình có thai là nỗi lo lắng cho sự phát triển toàn diện của con yêu trong suốt thai kỳ, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu. Vậy ở 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần chú ý những gì?

3 thang dau thai ky me bau can chu y nhung gi
3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần chú ý những gì

Nội dung

Dấu hiệu có thai

Đối với các mẹ mong muốn có thai thì phải luôn đảm bảo thời gian từ khi quan hệ đến khi có thai luôn được theo dõi sát sao. Nên sử dụng que thử thai cũng như chú ý các dấu hiệu để phát hiện thai kịp thời nhằm bảo vệ thai nhi khỏi các tác động mạnh từ bên ngoài.

Việc phát hiện thai sớm sẽ giúp cho người mẹ chủ động hơn trong việc thay đổi các thói quen đi đứng hàng ngày, ăn uống hợp lý hơn, tránh các vận động mạnh sẽ dẫn tới động thai, rất nguy hiểm.

Các dấu hiệu mà mẹ có giúp mẹ nhận biết là máu báo thai, tức là có ra máu nhưng chưa đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Hoặc cơ thể cảm thấy mệt mỏi nhiều, có hiện tượng đi tiểu nhiều hơn bình thường, có cảm giác chán ăn hay chóng mặt, đau đầu hoặc dễ buồn nôn. Đặc biệt, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là trễ kỳ kinh nguyệt và thi thoảng cũng có cảm giác ngực bị căng tức, nhũ hoa sẽ chuyển sang màu sẫm hơn. Nếu có một trong những các dấu hiệu trên thì phụ nữ cần phải dùng que thử thai ngay.

Những thay đổi tâm lý trong giai đoạn đầu thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý

Giai đoạn đầu mang thai có thể thuận buồm xuôi gió đối với nhiều phụ nữ, nhưng cũng có rất nhiều mẹ cảm thấy tâm trạng mình khá “bấp bênh”, đặc biệt là khi mang thai lần đầu.

Biết tin mình chuẩn bị lên chức mẹ bỉm sữa, chắc hẳn bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua đủ các cung bậc cảm xúc. Từ hạnh phúc vỡ òa đến lo lắng về nhiều thứ cần phải sắm sửa cho cả mẹ và bé. Gần như không mẹ bầu nào có thể lường trước được hết những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ.

Nếu như bạn cũng cảm thấy mình trở nên dễ xúc động hơn, vui buồn bất chợt, hãy yên tâm, đây những dấu hiệu bình thường trong thời kỳ này và mẹ nên yên tâm vì đây chỉ là những thay đổi nội tiết tố trong thời gian có thai. Tâm lý bất ổn của mẹ bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu có triệu chứng ốm nghén nặng hoặc nhẹ, buồn nôn, hoặc có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn, hay cáu gắt khó chịu, lo lắng…

Xem thêm: giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Những điều mẹ bầu nên làm khi mang thai 3 tháng đầu

nhung dieu me bau nen lam khi mang thai 3 thang dau
Những điều mẹ bầu nên làm khi mang thai 3 tháng đầu

Thử thai

Dùng que thử thai để kiểm tra 1, 2 lần khi bạn phát hiện mình trễ kinh. Đây là việc đầu tiên cần làm khi bầu 3 tháng đầu. Bước kiểm tra này sẽ cho bạn một kết luận chắc chắn để chuẩn bị cho cả một hành trình rất dài sau đó.

Kiểm tra bảo hiểm y tế

Phải biết được bảo hiểm sẽ chi trả những gì, bệnh viện nào thích hợp nhất để khám thai và sinh con đối với thẻ bảo hiểm y tế của bạn.

Đối phó với ốm nghén

Ốm nghén thường xảy ra trong ba tháng đầu của quá trình mang thai. Bạn có thể cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng và điều chỉnh nhịp sinh hoạt.

Khám thai định kỳ

Bạn không cần khám thai quá nhiều lần, nhưng không được bỏ lỡ mốc siêu âm quan trọng trong giai đoạn đầu thai kỳ ở tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ. Nếu không sắp xếp được, bạn chỉ có thể dời lần khám đầu tiên đến tuần thứ 14 của thai kỳ.

Tìm hiểu những dấu hiệu nguy hiểm

Bạn nên tìm hiểu và cảnh giác với các dấu hiệu có thể gây  ảnh hưởng không tốt đến thai nhi như đau bụng, ra máu bất thường hay tình trạng mệt mỏi quá độ trong giai đoạn này.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng

Nếu phải chịu đựng tình trạng ốm nghén, hãy cố gắng đảm bảo ăn uống đầy đủ trong khả năng của mình nhé. Mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm cách trị ốm nghén để có biện pháp xử lý giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn này.

Uống đủ nước

Trong suốt quá trình mang thai, bạn cần uống từ 1.4 – 1.9 lít chất lỏng mỗi ngày, cộng thêm với 0.2 lít nước mỗi giờ khi phải vận động nhẹ. Hãy bắt đầu thói quen này ngay khi mới 3 tháng đầu mang thai, bạn nhé.

Uống bổ sung vitamin

Axit folic là một trong những dưỡng chất cần thiết nhất trong các viên đa vitamin này dành cho bà bầu, nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các bà mẹ mang thai 3 tháng đầu – làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Đi ngủ sớm

Giai đoạn đầu thai kỳ với những thay đổi về tâm sinh lý khiến bạn mệt mỏi và mất sức hơn nhiều so với những gì bạn có thể tưởng tượng. Thế nên hãy đi ngủ sớm để cho cơ thể bạn thư giãn và có tinh thần thư thái thoải mái đồng hành cùng con trong suốt thai kỳ nhé!

Chọn người chăm sóc sức khỏe

Hãy tham khảo bạn bè, người thân hoặc bác sĩ của bạn để nhận được lời giới thiệu đến một bác sĩ sản phụ khoa, người chăm sóc sức khỏe gia đình hay một bà đỡ đáng tin cậy – hoặc bạn có thể tự tìm kiếm trên mạng.

Đảm bảo các loại thuốc bạn đang sử dụng an toàn

Nhớ hỏi bác sĩ về đơn thuốc hoặc những loại thuốc không kê toa mà bạn đang sử dụng để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi. Tham khảo các loại thuốc an toàn cho mẹ bầu.

Mua đồ dành cho mẹ bầu

Khi có bầu, chắc chắn đồ lót hay quần áo bạn đang mặc sẽ dần trở nên bó chật, nếu cứ tiếp tục mặc những đồ bó đó sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thế nên mẹ bầu hãy sắm cho mình bộ đồ thoải mái nhất nhé! 

Chuẩn bị về mặt tài chính

Lên kế hoạch về những chi phí trước và sau khi sinh em bé. Những chi phí đó bao gồm quần áo, thức ăn, bỉm sữa, đồ chơi và những chi phí này có thể đội lên rất nhanh đấy. Xem thêm ở

Mang thai 3 tháng đầu cần kiêng gì?

Mẹ cần nhớ kiêng cữ những vấn đề sau để thai phi được phát triển khỏe mạnh.

mang thai 3 thang dau can kieng gi
Mang thai 3 tháng đầu cần kiêng gì?

Tránh xa khói thuốc lá

Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng khi mang thai, bao gồm cả sảy thai và sinh non.

Cân nhắc chọn lựa thực hiện những xét nghiệm thích hợp

Nhiều bài kiểm tra, xét nghiệm có thể cho bạn thêm thông tin về những rủi ro về nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh. Tuy vậy, không phải xét nghiệm nào cũng cần thiết. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định chọn hình thức kiểm tra cho mình.

Nói không với rượu bia

Một ly nhỏ rượu bia mỗi ngày cũng có thể gây hại cho em bé trong bụng. Bạn nên thoái thác những lời mời liên quan đến đồ uống có cồn trong khoảng thời gian này nhé.

Giảm lượng cafeine

Tiêu thụ một lượng lớn caffeine có thể dẫn đến sảy thai và những vấn đề khác.

Bắt đầu hạn chế một số loại thức ăn

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ phải thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của con. Những đồ ăn thức uống không tốt, chứa nhiều chất độc hại, chất kích thích sẽ gây dị tật cho thai nhi. Hoặc thói quen ăn mặn gây huyết áp cao, dễ bị phù chân tay và trực tiếp gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành tim thai. Ngoài ra, mẹ bầu nên tìm hiểu thêm xem những thứ nào cần tránh khi 3 tháng đầu mang thai

Tránh mang vác vật nặng

Sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ khiến các khớp xương, dây chằng và liên kết cơ của bạn lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Bạn sẽ cảm thấy mình yếu sức hơn, dễ mệt hơn và luôn nhức mỏi mọi thời điểm trong ngày.

Vì vậy đây không phải là lúc để bạn thử sức mạnh của mình với những việc bưng bê, mang vác nặng nhọc.

Không tắm hơi hay bồn nước quá nóng

Hiệp hội mang thai tại Mỹ đã cảnh báo rằng bà bầu tắm nước nóng trong thai kỳ có thể gây ra những vấn đề rủi ro trong quá trình phát triển của thai nhi.

Cụ thể khi ngâm mình trong nước nóng quá lâu có thể làm thân nhiệt của bà bầu tăng cao khiến thai nhi trong tử cung cũng bị làm nóng, vượt quá mức nhiệt độ bình thường.

Các nghiên cứu còn cho thấy nếu nhiệt độ nước nóng cao hơn 39 độ C có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực và trí não của thai nhi. Do đó, các bà mẹ mang thai được khuyến cáo không nên ngâm mình trong nước nóng trong thời gian dài.

Tránh tập một số tư thế yoga

Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn phải kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu bạn có thể bắt đầu hoặc tiếp tục để tập yoga. Một khi nhận được một sự đồng ý của bác sĩ, bạn phải thông báo cho người hướng dẫn yoga của bạn về việc mang thai.

Bạn có thể không có quá nhiều hạn chế trong thai kỳ sớm này. Nhưng hãy tuân thủ các quy tắc khi bà bầu tập yoga để đảm bảo an toàn. Bạn phải giữ cho mình ngậm nước và uống đủ nước trước và sau khi tập luyện.

Làm việc trên hơi thở của bạn, phối hợp các chuyển động của bạn và thở sâu. Bạn phải bắt đầu lắng nghe cơ thể. Hãy tìm những thay đổi nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau hoặc khó chịu trong khi tập asana.

Khi nói đến những tư thế bạn có thể thực hành trong tam cá nguyệt này, tất cả các tư thế cơ bản đều phù hợp cho bà bầu tập yoga.

Không chơi trò vận động mạnh khi mang thai 3 tháng đầu tiên

Trong thời gian đầu mang thai mẹ nên kiêng các trò chơi vận động quá mạnh. Như vậy sẽ làm mẹ bầu và thậm chí là cả thai nhi mệt mỏi, nguy hiểm hơn là có thể gây ra sảy thai hay đẻ non.

Mang thai 3 tháng đầu có nên quan hệ?

Nhiều chị em quan niệm rằng quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai là điều cấm kỵ tuyệt đối nhưng trên thực tế, nếu thai nhi khoẻ mạnh và không bị bác sĩ lưu ý dọa sảy thì hoàn toàn có thể quan hệ vợ chồng.

Do đó, nếu muốn quan hệ tình dục trong thai kỳ, chị em cần lưu ý nho nhỏ là hãy lắng nghe lắng nghe cơ thể của mình nhé! 

Nếu còn băn khoăn có thai 3 tháng đầu có nên quan hệ thì cách tốt nhất để thưởng thức tình yêu trong suốt thời kỳ mang thai là nên nhẹ nhàng, âu yếm và lựa chọn tư thế để mẹ cảm thấy thoải mái nhất.

Lời kết

Trên đây là những điều cần chú ý khi mang thai 3 tháng đầu. Điều quan trọng hơn cả là thường xuyên theo dõi, thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có và kịp thời can thiệp, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh để “mẹ tròn con vuông”!

4women Clinic được thành lập Bác sỹ Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng TT Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám có đội ngũ bác sỹ công tác tại Bệnh viện Phụ sản TW, trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, vô sinh, y học tình dục và cùng hệ thống máy siêu âm Voluson E10 tối tân, giúp chẩn đoán trước sinh chính xác nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng