Mẹ Bầu

Đau bụng tiêu chảy là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mẹ bầu. Nếu bị tiêu chảy nặng kèm theo đau bụng, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng tiêu chảy khi mang thai? Tham khảo ngay bài viết sau đây để biết cách bảo vệ mẹ và bé cưng an toàn và hiệu quả nhất nhé

Nội dung

Nguyên nhân bị tiêu chảy khi mang thai

Mẹ bầu bị “Tào Tháo đuổi” là hiện tượng rối loạn tiêu hóa thường gặp trong giai đoạn mang thai. Một nghiên cứu trên 3.682 phụ nữ cho thấy, có 14.3% mẹ bầu từng ít nhất một lần gặp phải tình trạng này trong thai kỳ. Biểu hiện thường thấy và dễ nhận biết nhất của tình trạng này là đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Tiêu chảy khi mang thai có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:

nguyen nhan bi tieu chay khi mang thai
Nguyên nhân bị tiêu chảy khi mang thai

Thay đổi chế độ ăn uống

Do khi mang thai, mẹ thường thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé. Việc thay đổi chế độ ăn khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích ứng dẫn đến mẹ bầu bị đau bụng, đi ngoài.

Nhạy cảm với đồ ăn

Ăn phải đồ lạ, đồ quá nhiều đạm, dầu mỡ khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu khó tiêu hóa mà phải tống ra ngoài, gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, quá hạn sử dụng dẫn đến đường ruột bị nhiễm khuẩn (virus hay kí sinh trùng) khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.

Chứng không dung nạp lactose

Sữa bầu là thực phẩm cần thiết mà hầu như thai phụ nào cũng cần bổ sung. Nhưng tùy theo cơ địa, một số chị em có gặp phải tình trạng cơ thể không dung nạp đường lactose. Người mắc chứng này khi ăn hoặc uống các thực phẩm hay thức uống làm từ sữa, đường lactose trong đó sẽ không phân hủy được rồi chuyển xuống ruột già. Tại đây, các vi khuẩn sẽ phân hủy lactose thành chất lỏng và khí. Từ đó, cơ thể xuất hiện các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng đi ngoài. 

Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, các hoocmon trong cơ thể bà bầu có sự biến động mạnh mẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của nhu động ruột. Khi nhu động ruột co bóp yếu sẽ gây nên tình trạng táo bón và ngược lại, nếu co bóp mạnh sẽ gây nên tiêu chảy.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như sắt, thuốc kháng acid, thuốc kháng sinh… dùng để xử lý bệnh lý nền của mẹ bầu có thể gây tiêu chảy trong khi mang thai. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin trước sinh không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Do các bệnh lý đường ruột

Bà bầu bị mắc các bệnh lý về đường ruột như: viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn… sẽ xuất hiện dấu hiệu đau bụng, đi ngoài, phân sống, lỏng, nát, không thành khuôn.

Do nhiễm virus

Mẹ bầu bị tiêu chảy cũng có thể do nhiễm virus Rota, Cytomegalo hoặc ký sinh trùng đường ruột như Cryptosporidium, Entamoeba histolytica, Giardia …

Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai mà tình trạng này có thể kéo dài từ 1 đến 10 ngày.

Ở mức độ nhẹ và do các nguyên nhân thông thường như chế độ ăn uống, tác dụng phụ của thuốc… tiêu chảy sẽ tự biến mất trong vài ngày nên mẹ bầu chưa cần quá lo lắng.

Xem thêm: bị trĩ khi mang thai

tieu chay khi mang thai co nguy hiem khong
Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không

Nhiều mẹ bầu băn khoăn vì đôi khi đau bụng đi ngoài ra phân xanh khi mang thai. Điều này có thể là do chị em tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa chất diệp lục. Ngoài ra, trong thai kỳ, việc mẹ bầu ăn nhiều rau xanh, cộng với việc hấp thụ các loại vitamin giàu chất sắt, các loại thuốc hay thực phẩm chức năng cũng có thể khiến phân có màu xanh. Tuy nhiên, nếu bạn không thuộc các trường hợp trên thì hãy đi khám bác sĩ ngay bởi vì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý đặc biệt nào khác trong thai kỳ.

Mẹ bầu bị tiêu chảy thường xuất hiện các cơn đau khu bụng quanh rốn, đôi khi đau dữ dội, mỗi khi đau lại mót đi ngoài. Điều đáng lo ngại là các cơn đau có thể gây nên hiện tượng kích thích co bóp tử cung, gây đẻ non hoặc sảy thai.

Khi bị tiêu chảy kèm theo các triệu chứng đáng lo ngại như nôn mửa, sốt cao do nhiễm vi khuẩn tả, hoặc virus rota thì mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý và có biện pháp xử lý kịp thời. Nôn mửa và tiêu chảy quá nhiều lần sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất nước dẫn đến kiệt sức, thậm chí đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Bởi vậy, khi bị tiêu chảy kéo dài kèm theo các triệu chứng mệt mỏi khác, mẹ bầu cần nhanh chóng đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời, nếu không có thể gây nguy hiểm cho hai mẹ con.

Điều trị tiêu chảy ở mẹ bầu 

Lưu ý quan trọng là chị em không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, vì nhiều loại thuốc điều trị đau bụng đi ngoài khi mang thai sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho thai nhi.

dieu tri tieu chay o me bau 
Điều trị tiêu chảy ở mẹ bầu

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là biện pháp đơn giản để phòng ngừa cũng như khắc phục những trường hợp đau bụng đi ngoài nhẹ. Sau đây khuyến cáo của các chuyên gia dành cho chị em trong quá trình điều trị bệnh:

  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày nhằm cung cấp chất điện giải cũng như bù nước mất đi trong quá trình đi ngoài.
  • Thực hiện chế độ ăn nhạt BRAT bao gồm chuối gạo, táo và bánh mì nướng
  • Hạn chế sử dụng các loại nước có gas, nước ngọt, nước hoa quả ép…
  • Cần tránh các thực phẩm từ sữa và chế phẩm sữa, thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm dễ gây đầy hơi: bắp cải, súp lơ xanh, trái cây khô, đào, lê…
  • Tránh xa các loại đồ ăn nhiều gia vị hay nhiều chất béo, dầu mỡ.
  • Thực hiện nghỉ ngơi đầy đủ, tránh stress, căng thẳng, lo âu để hồi phục sức khỏe.
  • Tiêu chảy khi mang thai không được sử dụng các loại thực phẩm như cá, tôm trong giai đoạn này.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, rửa tay sạch trước khi ăn.
  • Tuyệt đối không ăn các loại rau sống, thực phẩm tươi sống, gỏi, tiết canh…
  • Chỉ được ăn các loại thực phẩm đã được nấu chín, uống nước đã được đun sôi.
  • Ăn sữa chua hàng ngày để cung cấp lợi khuẩn và vitamin giúp kháng khuẩn.
  • Nên ăn các loại thực phẩm như bánh mì, khoai tây, nước gạo, chuối, cà rốt, cháo, bột yến mạch…

Mẹ bầu có thể sử dụng một số bài thuốc từ dân gian trong trường hợp bị tiêu chảy nhẹ như uống nước gạo rang, nhai lá ổi non, uống trà gừng, trà hoa cúc, uống nước ép cà rốt hay ăn món lá mơ chiên trứng gà… Các bài thuốc này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, không giúp xử lý căn nguyên gây bệnh. Hiệu quả cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Tốt nhất trước khi sử dụng, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Lời khuyên của chuyên gia

Theo chuyên gia, nếu tình trạng tiêu chảy không hết sau 2 – 3 ngày, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế, để bác sĩ tiến hành khám sức khỏe, xác định nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy. Khi rối loạn tiêu hóa có kèm theo đau bụng thì cần đi khám càng sớm càng tốt để đề phòng trường hợp mắc cấp tính như bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày, ngộ độc thực phẩm…

  • Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Mẹ không được dùng bất kỳ một loại thuốc điều trị tiêu chảy nào nếu không được kê đơn để tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Uống đủ nước: Mẹ cần đảm bảo cơ thể không bị mất nước. Hãy bù lại nước, một số chất điện giải, vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt cần đi khám ngay nếu có hiện tượng nước tiểu có màu vàng sẫm, cảm buồn nôn, đau đầu, miệng khô, đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu…

Lời Kết

Bà bầu bị tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, bởi vậy mẹ không nên quá lo lắng. Trong trường hợp cần thiết, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị để khỏi bệnh sớm. Phòng khám 4women.vip là địa chỉ uy tín giúp mẹ bầu có thể kiểm tra sức khỏe nhanh chóng và chính xác nhất.

4women Clinic được thành lập Bác sỹ Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng TT Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám có đội ngũ bác sỹ công tác tại Bệnh viện Phụ sản TW, trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, vô sinh, y học tình dục và cùng hệ thống máy siêu âm Voluson E10 tối tân, giúp chẩn đoán trước sinh chính xác nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng