Mẹ Bầu

Mẹ bầu bị ho là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong thai kỳ. Ho nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi như: động thai, sinh non, thai nhi kém phát triển, mất tim thai,… Vậy đâu là nguyên nhân bị ho khi mang thai và mẹ bầu bị ho ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? Mẹ bầu cần làm gì trị ho an toàn cho cả mẹ và bé? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây!

Nội dung

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho

Hiện tượng mẹ bầu bị ho ngứa cổ thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 3 hoặc thứ 4 của thai kỳ. Mẹ bầu sẽ có cảm giác cổ họng ngứa rát, ho khan hoặc ho có đờm tiếng ho ban đầu có thể nhẹ rồi chuyển nặng. Ho có thể xuất hiện ban ngày hoặc ban đêm, ho kèm theo khó thở. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng bà bầu bị ho ngứa cổ:

  • Khi mang thai, đường hô hấp của chị em rất nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng bởi một số tác nhân từ môi trường bên ngoài. Ví dụ như bụi bẩn, lông chó mèo, khói thuốc lá hay mùi hương lạ,…
  • Mẹ bầu rất dễ nhạy cảm với thay đổi thời tiết nhất là vào thời điểm giao mùa. Chính sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, mưa gió cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng bị ho khi mang thai.
  • Sức đề kháng của thai phụ mẹ bầu thường bị suy giảm nghiêm trọng cùng với đó là tình trạng thay đổi các hormon trong cơ thể khi mang thai. Chính vì thế chị em rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, bị virus tấn công
  • Trong lúc mang thai, tử cung sẽ tạo áp lực lên ổ bụng. Tình trạng đó gây nên trào ngược dạ dày thực quản. Đây đồng thời cũng có thể là một nguyên nhân gây ho ở thai phụ.
  • Khi thai nhi càng lớn và có tốc độ phát triển đáng kể, tử cung phình to gây áp lực lên khoang bụng, ảnh hưởng đến dạ dày, đôi khi gây ra hiện tượng trào ngược dịch vị dạ dày lên đường hô hấp. Việc này cũng khiến bà bầu bị viêm họng, ho, ngứa rát cổ họng.
  • Lưu lượng máu gia tăng ở thai phụ cũng gây áp lực đến các mạch máu nhỏ ở khoang mũi, đồng thời lượng dịch màng nhầy tăng lên đáng kể, khiến bà bầu bị nghẹt mũi, ho ngứa cổ ho có đờm.

Ngoài ra, vào giai đoạn tháng thứ ba hoặc thứ tư của thai kỳ, khi bà bầu bị ho hay viêm họng thì nhiều người thường gọi đó là ho mọc tóc. Thực chất, các nghiên cứu đã chứng minh rằng: bé mọc tóc không hề khiến mẹ ho. Nguyên nhân chính là thời kỳ này mẹ cực kỳ nhạy cảm và rất dễ bị viêm họng, cảm cúm trong thời gian bé mọc tóc.

Mẹ bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ho là một phản xạ của cơ thể nhằm bảo vệ đường thở khi có những kích thích tác động vào vùng họng – thanh quản. Tuy nhiên, nếu tình trạng bị ho khi mang thai ở bà bầu kéo dài sẽ làm xuất hiện những cơn co bóp tử cung, dễ gây sảy thai nhất là ở 3 tháng đầu.

Xem thêm: mẹ bầu bị sốt

Ngoài ra, mẹ bầu ho nhiều có thể gây nên những ảnh hưởng tới thai nhi như:

  • Ho nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ bầu nhiễm trùng. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể tấn công thai nhi. Thai nhi 3 tháng tuổi là thai nhi đang ở trong giai đoạn phát triển, còn non yếu. Lúc này, vi khuẩn có thể làm mất tim thai đột ngột hoặc gây nhiễm trùng thai nhi, ảnh hưởng sức khỏe thai nhi.
  • Ho liên tục kéo dài có thể kích thích tử cung co thắt mạnh dẫn đến động thai hoặc dọa sinh non ở những thai gần đủ tháng.
  • Ho nhiều làm co thắt ở vùng ngực gây đau và tạo cảm giác mệt mỏi ở mẹ bầu dẫn đến tình trạng ngủ không được, chán ăn và suy nhược cơ thể khiến thai chậm phát triển, thiếu chất dinh dưỡng.

Khi bà bầu bị ho , nên nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để chữa, tránh để lâu dài ảnh hưởng tới sinh hoạt, hoạt động hàng ngày và sức khỏe của bà bầu, ảnh hưởng tới thai nhi. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên: Nếu triệu chứng ho kéo dài hơn 2 ngày mà không giảm thì mẹ bầu nên đi khám để được điều trị kịp thời.

Cách xử lý an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu khi bị ho

– Bà bầu không được tự ý mua thuốc và uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của thầy thuốc.

– Hàng ngày cần vệ sinh tai-mũi-họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt trong mùa cúm hoặc khi thời tiết thay đổi, dù không bị ho, mẹ bầu vẫn nên duy trì thói quen này để đề phòng mắc bệnh đường hô hấp.

– Giữ ấm cổ họng, phòng ngủ cho bà bầu cần thoáng khí, sạch sẽ; đeo khẩu trang y tế khi đến nơi đông người; hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh đường hô hấp.

– Ngoài ra, chị em có thể áp dụng một số mẹo dân gian có tác dụng chữa ho cho bà bầu vừa an toàn, hiệu quả như:

+ Uống nước chanh muối hoặc chanh đào mật ong: Những loại nước này sẽ sát trùng, làm dịu và thông cổ họng, giúp “đánh bay” tình trạng ho ngứa cổ, rát họng rất phù hợp với mẹ bầu.

+ Trà gừng mật ong: Gừng vừa giúp mẹ bầu giảm buồn nôn hiệu quả lại có tác dụng chống viêm, thông cổ họng, rất tốt cho hệ hô hấp. Một tách trà gừng ấm pha thêm thìa mật ong sẽ giúp bà bầu bị ho ngứa cổ nhanh chóng thấy dễ chịu.

+ Ăn tỏi: Không phải bà bầu nào cũng thích mùi tỏi, nhưng nếu có thể bạn chỉ cần gia giảm một chút gia vị tỏi trong bữa ăn hàng ngày khi bị ho, viêm họng hay cảm cúm sẽ thấy tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm vì tỏi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.

+ Nước củ cải: Bạn có thể luộc hoặc ép củ cải tươi lấy nước uống. Củ cải có công dụng thanh nhiệt, tốt cho phổi, làm dịu cổ họng trong trường hợp bà bầu bị ho khan rất hiệu quả.

+ Quất xanh ngâm với mật ong uống để trị ho cho bà bầu. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần 1 muỗng cà phê. Thực hiện liên tục trong 2 – 3 ngày, giúp cải thiện triệu chứng ho.

+ Chanh đào ngâm mật ong pha với lượng nước ấm vừa đủ và uống. Với cách trị ho cho mẹ bầu này không chỉ giúp làm giảm cảm giác ho và khó chịu ở vòm họng mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp mẹ bầu chống lại bệnh tật.

+ Chữa ho bằng lá tía tô từ lâu đã không còn xa lạ với mẹ bầu. Nhờ tác dụng kháng viêm và chống khuẩn, loại rau thơm tự nhiên này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại ở vùng họng, làm dịu cổ họng và giảm ho khá tốt.

+ Sữa tỏi có tác dụng giảm viêm và điều trị ho hiệu quả, an toàn, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giúp nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự tấn công của tác nhân gây hại từ bên ngoài.

+ Lê chưng đường phèn có tác dụng giải độc và thanh nhiệt cơ thể. Bên cạnh đó, loại quả này còn giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp, trong đó có ho.

Những điều bà bầu bị ho cần lưu ý

–  Chế độ ăn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, những gia vị có tính chất làm ấm, các loại thực phẩm để nâng cao sức đề kháng cơ thể như gừng, hành, tỏi, sả, nghệ.

–  Tăng cường uống nước, ăn các loại hoa quả như cam, quýt, quất, nho,..Tránh thực phẩm để lạnh, thực phẩm chiên rán,..

–  Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng họng bằng nước muối sinh lý. Nên tắm bằng nước ấm, tắm nhanh, lau khô nhanh tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Giữ ấm cơ thể bằng tất chân, khăn quàng cổ.

–  Ngủ đủ giấc, vận động điều độ, không gắng sức.

–  Hạn chế đến những nơi đông người, những nơi có gió lạnh.

– Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

–  Mẹ nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

Khi tình trạng ho kéo dài kèm theo sốt, có đờm, đau ngực,… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và có hướng dẫn theo dõi, điều trị cụ thể bởi bác sĩ chuyên khoa.. Toàn bộ quá trình này tại phòng khám được thực hiện chặt chẽ để mẹ có được một thai kỳ an toàn nhất.

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các chị em đang mang thai hiểu hơn về ảnh hưởng của tình trạng bị ho khi mang thai đến thai nhi và biết được cách xử lý tốt nhất khi bà bầu bị ho để bé yêu phát triển khỏe mạnh và chào đời an toàn, mẹ tròn con vuông!

4women Clinic được thành lập Bác sỹ Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng TT Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám có đội ngũ bác sỹ công tác tại Bệnh viện Phụ sản TW, trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, vô sinh, y học tình dục và cùng hệ thống máy siêu âm Voluson E10 tối tân, giúp chẩn đoán trước sinh chính xác nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng