Bản tin sức khỏe Dr4women Blog Mẹ Bầu Tâm sinh lý phụ nữ

Nhau thai là hệ thống hỗ trợ sự sống cho bé. Bé sẽ nhận chất dinh dưỡng và oxy qua nhau thai, ngoài ra nó còn giúp phòng tránh nhiều bệnh loại bỏ chất thải. Nhau thai là bộ  phận liên kết giữa mẹ và bé, giúp bạn nuôi dưỡng bé.

Hình thành nhau thai

Nhau thai được hình thành từ các tế bào của phôi thai ngay sau khi hợp tử làm tổ ở nội mạc tử cung. Phôi thai có một lớp màng đệm bao xung quanh, nó sẽ vươn các xúc tu để cảm nhận, đảm bảo vị trí làm tổ thích hợp trên thành tử cung. Những xúc tu đó gọi là “gai rau”: chúng chia thành nhiều nhánh sau đó nối với các mạch máu trong hệ tuần hoàn của bé. Khoảng không gian quanh gai rau sẽ chứa đầy máu của mẹ.

Ở tuần 12:  Đây là thời điểm nhau thai ngừng phát triển. Nhau thai có hai mặt, mặt mẹ gồ ghề có nhiều múi (15-20 múi).

Xem thêm: đau bụng dưới khi mang thai

Màng đệm: cấu trúc xốp được tạo bởi lớp đệm tạo nên một bề mặt rộng lớn cho phép trao đổi khí diễn ra.

Dây an toàn của bé (your baby’s lifeline). Trong giai đoạn sớm của thai kỳ, nhau thai phát triển nhanh hơn thai nhi. Cấu trúc của nhau thai hoàn thiện vào cuối quý một và chúng sẽ vẫn tiếp tục phát triển kích thước, có trọng lượng lên tới 20% trọng lượng của bé khi sinh ra.

Dây rốn: dây rốn được bao quanh bởi một loại chất nền như thạch (được gọi là thạch Wharton, sau khi Wharton Thomas người đầu tiên phát hiện chúng vào năm 1656) để dây rốn không bị gấp khúc.

Tử cung: tới tuần 12 tử cung phát triển vượt kích thước của vùng chậu buộc nó di chuyển lên bụng khiến bụng nhô ra.

Mạch máu của mẹ: mang máu mẹ tới vùng không gian bên trong múi rau thai.

Mạch máu của con: gồm những gai rau (động mạch nhau) giống như bông tuyết bao quanh mạch máu mẹ.

Hệ tuần hoàn máu: đây là vùng diễn ra cận cảnh quá trình trao đổi máu giữa mẹ bầu và bé. Sự trao đổi khí xảy ra ở khoang gian múi rau thai.

Trao đổi khí và những chất thải: chúng đi qua gai rau tới mạch máu mẹ.

Hàng rào rau: khoang chứa đầy máu của mẹ xung quanh gai rau cho phép trao đổi khí diễn ra.

Máu giàu oxy (đỏ): máu tới thai qua tĩnh mạch sau khi được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng ở nhau thai.

Dây rốn: bao gồm một tĩnh mạch và hai động mạch. Tĩnh mạch mang máu giàu oxy và giàu chất dinh dưỡng cho thai nhi; động mạch mang máu nghèo oxy và các chất thải ra khỏi thai qua nhau thai. Sau khi sinh, khi các ống thông được đóng lại sự chuyển đổi chức năng diễn ra: động mạch mang máu giàu oxy về tim, tĩnh mạch mang máu nghèo oxy.

Máu nghèo oxy: máu từ thai tới nhau thai qua động mạch.

Nhau thai phát triển kích thước từ vài tế bào ban đầu và nặng khoảng 350g – 700g.

Chức năng của nhau thai

Nhau thai đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại của thai nhi. Nó có bốn chức năng cơ bản.

  • Loại bỏ chất thải: có hai động mạch trong dây rốn phân nhánh thành các động mạch ở gai rau. Chúng mang chất thải và CO2 trong máu ra khỏi cơ thể thai nhi. Những chất thải, khí thải này đi qua hàng rào nhau thai tới máu mẹ và sau đó tham gia vào quá trình bài tiết chất thải tại gan và thận của mẹ.
  • Bảo vệ bé khỏi lây nhiễm bệnh: các tế bào ở hàng rào được sắp xếp hết sức chặt chẽ, điều này có nghĩa là các sinh vật tạo bởi các tế bào lớn như vi khuẩn, vi rút có thể có trong máu mẹ sẽ không thể đi qua lớp gai rau vào máu của thai nhi. Nhưng không phải tất cả các tổ chức sống đều tạo từ các tế bào lớn vì thế hàng rào nhau thai chỉ có thể loại bỏ một số tác nhân gây bệnh nhất định, còn lại một số bệnh (ví dụ như rubella hay ho gà) phải phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine phòng tránh. Đến cuối thai kỳ, các kháng thể từ máu mẹ sẽ đi vào hệ tuần hoàn của thai nhi, giúp hệ miễn dịch của bé có thể duy trì trong vài tuần sau khi ra đời.
  • Bảo vệ con khỏi các hóa chất: nhiều hóa chất (có thể là chất độc) có kích thước phân tử lớn tới mức không thể đi qua hàng rào nhau thai. Đó là lý do tạo sao bạn có thể duy trì dùng một số loại thuốc khi mang thai. Một số chất độc như nicotin hay cồn có thể đi qua hàng rào.
  • Sản sinh hormon: nhau thai có chức năng như một hệ thống nội tiết độc lập. Đó là một nguồn progesterone quan trọng giúp ổn định việc mang thai và tránh chuyển dạ sớm, ngoài ra còn có estrogen giúp tử cung phát triển kích thước đáp ứng với sự lớn nhanh của thai nhi đồng thời chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và cho con bú. Nhau thai còn là nguồn tạo ra hCG – dấu hiệu đầu tiên giúp cơ thể bạn nhận ra rằng mình đang mang thai. Các hormon tăng trưởng và hormone relaxin (làm mềm dây chằng và cơ vùng chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh) cũng do nhau thai tạo ra, bên cạnh đó rất nhiều loại hormon khác cũng được tiết ra để hỗ trợ quá trình cung cấp dinh dưỡng và oxy.

Lời kết

Trên đây là thông tin chi tiết về nhau thai là gì và chức năng của nó. Hy vọng giúp mẹ bầu có thêm những kiến thức bổ ích để có thể chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong thời gian mang thai.

Bs Phan Chí Thành: Chánh Văn Phòng TT Đào tạo Bệnh viện Phụ sản TW.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng